DI TÍCH CHÙA NHÂN TÔNG

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Chùa Nhân Tông còn gọi là chùa Phúc Đình là trung tâm sinh hoạt văn hóa tôn giáo chung của 3 thôn: Phúc Đình, Đìa, Cạng, chùa được xây dựng từ thời Nguyễn đầu thế kỷ XIX. Chùa Nhân Tông hiện nay tọa lạc ở trên ngọn đồi có tên là đồi Chùa, ngoảnh hướng Tây- Nam, theo lối “tiền thân hậu phật: tức là đình trước, chùa sau. Chùa cách UBND xã chừng 800m về phía Bắc, ở trung tâm của làng Phúc Đình, với tổng diện tích đất là 5000m2, đây là một ngôi chùa cổ mái lợp ngói mũi, tường xây bằng gạch, phụ vữa chắc chắn, xung quanh chùa là vườn vải, trước mặt là một sân gạch sạch đẹp, trên đỉnh mái chùa được đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt, hai bên đầu đốc được xây hình trụ nhô cao tạo thế tay ngai vững chắc, hai bên tường hồi xây hai trụ cột đồng trụ, trên đỉnh đắp hình búp dành dành.

Chùa Nhân Tông hiện nay gồm tòa tiền đường và thượng điện tạo thành bố cục hình chữ đinh, tòa tiền đường 7 gian, với kết cấu vì nóc theo kiểu giá chiêng, kẻ tràng, tường hồi bít đốc. Tiền đường có chiều dài 16,5m, chiều rộng 6,4m, cao từ nền đến nóc là 4m. Các bước gian là 2,3m x2mx2,5mx2,8x2,5x2mx2,3 m, tiền đường chùa Nhân Tông hiện nay gồm có 8 vì, mỗi vì có 2 cột cái, 2 cột quân, riêng hai vì gian chính giữa thêm hai cột hiên ở phía trước, khoảng cách từ cột cái đến cột cái là 2,2m, từ cột cái đến cột quân là 1,4m. ở tiền đường bên phải bài trí một số đồ thờ và tượng phật như tượng Trừng ác, Thánh Tăng. Bên trái là tượng Khuyến Thiện. Đức ông và ban thờ Tam tòa Thánh Mẫu.Tòa thượng điện hiện nay gồm có hai gian, với ba vì, mỗi vì có hai cột cái, hai cột quân. Thương điện có chiều dài 7,5m, chiều rộng 7m, có nóc 3,6m, các bước gian 2,9x2,5m, khoảng cách từ cột cái đến cột cái 2,8m, từ cột cái đến cột quân là 1,4m; kết cầu vì theo kiểu chồng rường, giá khuyên, kẻ truyền. Tất cả các cột, xã, hoành đều được bào trơn, đóng bén không có trạm khắc cầu kỳ. trong thượng điện bài trí các tượng phật nhu Tâm Thế, A di Đà… và một số đố thờ tực khác như bát hương, mõ gỗ…

Hằng năm, Ban quản lý di tích phối hợp với Nhân dân thôn Phúc Đình, Đìa, Cạng tổ chức lễ hội vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Thông qua việc tổ chức lễ hội truyền thống, địa phương gắn với tổ chức thi đấu một số môn thể thao thông qua thi đấu, là dịp để đánh giá phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của địa phương.

Ngày 31/12/2009 UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số 2487/QĐ-UBND công nhận chùa Nhân Tông là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh./.

                                                                                   Lê Nguyệt- CC.VH-XH xã

Thứ hai, 01 Tháng 07 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 12,703
Tổng số trong ngày: 145
Tổng số trong tuần: 369
Tổng số trong tháng: 144
Tổng số trong năm: 245,286
Tổng số truy cập: 332,696